Giới thiệu cuốn sách
Mục đích của Giảng Giải Kinh
Mục đích của Giảng Giải Kinh là để hiểu ý định của trước giả nguyên thủy trong bản văn Kinh Thánh, rồi giải thích ý định đó cho thế hệ hiện tại để họ có thể hiểu được. Cuối cùng là áp dụng vào đời sống với niềm hy vọng đem lại sự thay đổi trở nên giống với Đấng Christ. Phương pháp luận thì đơn giản, nhưng không hề đơn giản thái quá: đọc, giải thích và áp dụng bản văn.
Những cách giảng giải kinh được nhắc đến trong Kinh Thánh
Thầy dạy luật trong thời Nê-hê-mi là E-xơ-ra đã theo khuôn mẫu này và ông là tấm gương tốt cho chúng ta: “Họ đọc rõ ràng trong sách luật pháp của Đức Chúa Trời rồi giải nghĩa cho người ta hiểu lời họ đọc” (Nê 8:8). Hãy lưu ý ba cụm từ quan trọng: họ đọc rõ ràng, giải nghĩa, và người ta hiểu được. Sau khi người giảng đọc Kinh Thánh, nếu là người giải thích trung thành, người đó sẽ không đưa ra ý kiến của mình về bản văn là điều không phải do anh được thần cảm hoặc viết ra. Đó là công việc của tác giả, tức Đức Chúa Trời. Chỉ có điều đó mới khiến cho việc giải nghĩa và rao giảng Thánh Kinh cách trung thành và trở nên vô cùng quan trọng.
Ví dụ về Giảng Giải Kinh
Nếu chúng ta tin rằng Lời Đức Chúa Trời hoàn toàn được linh cảm và Lời đó là sự bày tỏ ý chí, tấm lòng và tâm trí của Đức Chúa Trời, thì chúng ta phải cẩn thận không thêm hay bớt điều Ngài đã ban cho chúng ta. Nhắc đến Cựu Ước, Đức Chúa Trời phán với Môi-se từ bụi gai cháy rằng “Đừng đến gần. Hãy cởi dép khỏi chân con vì chỗ con đang đứng là đất thánh” (Xuất 3:5).
Chúng ta không phải Môi-se, và Chúa cũng không nói với chúng ta từ bụi gai cháy, nhưng những ai giảng Lời Ngài được giao trách nhiệm nói ra Lời vô ngộ của Ngài. Và mỗi khi chúng ta mở Kinh Thánh ra, chúng ta cũng cần nhận biết mình sắp đặt chân lên đất thánh. Người giảng đạo phải có thái độ tôn kính mỗi lần đến với Kinh Thánh. Thái độ của người giảng đối với Lời Chúa được thể hiện trên bục giảng có tính lan truyền dù là tốt hay xấu.
Giảng Giải Kinh có liên quan đến lẽ thật, thẩm quyền và năng quyền. Không điều nào trong số đó ở dưới quyền kiểm soát của người giảng. Chúng thuộc về Lời được linh cảm. Năng quyền của người giảng không đến từ sự thông minh của con người, hay tài diễn thuyết được đào tạo. Năng quyền là thực chất của sự linh cảm của Lời Chúa. Bởi vì, nó bắt nguồn từ Đấng đã phán từ buổi ban đầu của sự sáng tạo và có thể tạo ra một vũ trụ với hàng tỉ ngân hà từ con số không (Sáng 1-2). Cũng lời đó đã duy trì vũ trụ ngày nay (Hê 1:3), và khiến những người chết thuộc linh được sống lại (1 Phi 1:23).
Vậy thì tại sao chúng ta lại bớt đi sứ điệp của Đức Chúa Trời? Khi làm điều đó, chúng ta làm suy yếu điều Đức Chúa Trời đã linh cảm một cách mạnh mẽ và có chủ đích. Lời của John Frame rất thích hợp ở đây: “Hễ điều chi Đức Chúa Trời làm, Ngài thực hiện bằng Lời của Ngài; hễ điều gì Đức Chúa Trời làm, thì Lời Ngài cũng làm”.
=========================================
Hãy truy cập Facebook của chúng mình nhé:
Facebook: Hiệu Sách Cơ Đốc – Fanpage: Sách Cơ Đốc I AM
Để xem những đầu sách Cơ Đốc khác, truy cập tại đây
Để tham khảo những mẫu quà tặng cơ đốc, truy cập tại đây