GIỚI THIỆU SÁCH và TRƯỚC GIẢ
Tác Giả: “Gia-cơ, đầy tớ của Đức Chúa Trời và của Chúa Cứu Thế Giê-su, Kính gửi mười hai chi tộc tản mát khắp các nước. Kính chào anh chị em!” (1:1)
Rất nhiều tên gọi trong Kinh Thánh đã bị thay đổi trong hành trình từ tiếng Hy-bá-lai sang tiếng Hy Lạp, tiếng La-tinh và tiếng Pháp sang tiếng Anh và sang tiếng Việt. Không có tên nào khác với gốc của nó hơn tên “Gia-cơ,” là tên được phiên âm sang tiếng Hy Lạp là “Jakobos” ra từ chữ Hy-bá-lai “Yaakov” = Gia-cốp. Dịch sang tiếng Anh là James, và đến Việt Nam dịch thành Gia-cơ. Tên Gia-cốp hay “Gia-cơ” rất phố biến giữa vòng người Do-thái, và có bốn người mang tên đó trong Tân Ước.
📒1. Gia-cơ con của Xê-bê-đê, anh của Giăng, là một trong 12 sứ đồ. Ông này đã bị Hê-rốt Ạc-ríp-ba I chém đầu năm 44 (Công Vụ 11:1,2). Vì thế ông này không thể giữ vai trò gì trong Hội Thánh Giê-ru-sa-lem trong thời này.
📒2. Gia-cơ con An-phê cũng là một môn đồ của Chúa Giê-su (Ma-thi-ơ 10:3), ngoài chỗ này ra không thấy chỗ nào Kinh Thánh nhắc tới ông nữa, vì hầu như không ai biết đến ông. Sự việc tác giả xưng mình là Gia-cơ mà không cho độc giả biết thêm gì, chắc hắn ông là người được mọi người biết đến rất rõ ràng vào thời của ông.
📒3. Gia-cơ cha Giu-đa Ích-ca-ri-Ốt (Luca 6:16). Nhân vật càng ít biết đến, nên chúng ta có thể loại khả năng ông này viết cách an toàn.
📒4. Gia-cơ em Chúa Giê-su. Đây là nhân vật tiếng tăm nhất vào thời này. Phao-lô cũng gọi ông là em Chúa Giê-su (Ga-la-ti 1:19). Ông là một trong số các em của Chúa (Ma-thi-ơ 13:55) xuất hiện lúc Ngài đang hành đạo, là người vô tín (Giăng 7:5). Trong cuộc nhóm họp tại Giê-ru-sa-lem ông là người đã tin Chúa (Công Vụ 1:14; I Cô-rinh-tô 15:7), và sau khi Phi-e-rơ rời khỏi Giê-ru-sa-lem ông là người lãnh đạo Hội Thánh tại đây (Công Vụ 12:17), Theo Ga-la-ti 2:9 và Công 15:13-29, cho ta thấy ông là một người “cột trụ của Hội Thánh”. Ông xuất hiện lần cuối trong Công Vụ 21:18. Theo truyền khẩu, ông tuận đạo dưới tay người Do-thái tại Giê-ru-sa-lem vào năm 62 SC.
Ông nổi tiếng là Cơ Đốc nhân rất đậm nét Do Thái giáo, có nếp sống cực kỳ nghiêm khắc. Nói ngắn gọn, ông được lịch sử và truyền thống giáo hội nhớ đến như là một Cơ Đốc nhân chắc chắn đã viết thư này.
Ông xưng mình là tôi tớ “Đức Chúa Trời và Đức Chúa Giê-su”. Trước kia ông không tin Chúa Giê-su nhưng bây giờ ông đã tin và đặt Chúa Giê-su trên bình diện bình đẳng với Đức Chúa Trời.
Chắc hẳn ông đã biết Kinh Thánh dạy “không ai được làm tôi hai chủ” (Ma-thi-ơ 6:24). Ông khẳng định mình là đầy tớ của Chúa Giê-su là Đấng đồng với Đức Chúa Cha, chớ không phải đây tớ của ai khác.
Sau khi các tín hữu bị tản lạc khắp thế giới và thư tín này viết vào khoảng 50 SC, dành cho họ “đạt (viết) cho mười hai chi phái ở tan lạc, chúc bình an!” (1:1). Những tín hữu ngày nay đang đối diện với đời này khi sống giữa thế gian và có thể bị đồng hoá bởi thế gian mà bản thân họ không nhận ra điều đó. Gia-cơ cũng đang viết cho người như vậy!
Gia-cơ (Xem tất cả là điều vui mừng)
Ở đảo quốc Tuvalu nhỏ bé, giữa Thái Bình Dương. Phần đông cư dân đều là Cơ Đốc nhân và phương châm của đất nước này là “Tuvalu sống cho Đức Chúa Trời”! Cuối năm 1986, giới lãnh đạo đảo quốc Tuvalu phát hiện một điều kinh ngạc. Khoảng 10% ngân sách toàn quốc năm 1997 đến từ một công ty đặt cơ sở ở Tân Tây Lan. Công ty này dùng số điện thoại ngắn của Tuvalu cho đường dây điện thoại thông tin về tình dục cho khắp thế giới. Tên nước Tuvalu được quảng cáo khắp thế giới cho mọi người biết để họ gọi điện đến nghe những thông tin bẩn thỉu về tình dục. Thế là 9,900 người dân Tuvalu đứng trước một cuộc thử nghiệm: họ có thể làm ngơ trước những sự suy nghĩ của thế giới đối với họ để mỗi năm ngân sách thu được thêm 1,2 triệu đô-la mà không cần phải lao nhọc gì cả. Hoặc họ không cho công ty điện thoại về tình dục ấy dùng tên của đất nước họ mà quảng cáo về dịch vụ này và đành chấp nhận mất 10% thu nhập.
Gia-cơ đang viết cho những người đang đối diện với loại cám đỗ tương tự để dạy cho chúng ta bài học rằng, đức tin không chịu thử nghiệm thì sẽ không bao giờ tăng trưởng.
Bạn không cần tìm đến sự cám dỗ mà sự cám dỗ sẽ đến tìm chúng ta. Và chìa khoá chính của thư tín này trong 1:2-4, “Thưa anh chị em, khi gặp những thử thách khác nhau, anh chị em hãy xem tất cả là điều vui mừng, vì biết rằng đức tin anh chị em có bị thử nghiệm mới sinh ra kiên nhẫn, kiên nhẫn có hoàn tất công việc thì anh chị em mới trưởng thành, toàn vẹn, không thiếu sót gì.”
Có thể quý vị đã từng gặp những cuộc thử nghiệm trong Cuộc sống mình hoặc cũng có thể là chưa. Nhưng có một điều chắc chắn rằng tất cả chúng ta đều sẽ phải trải qua những cuộc thử nghiệm. Sách này giúp chúng ta có thể biết trước được những cuộc thử nghiệm thường gặp nhất của Cơ Đốc nhân.
XEM TẤT CÁ LÀ ĐIÊU VUI MỪNG!
Mục Lục
Giới thiệu thư tín và tác giả:
Bài học 1: Mục đích của sự thử nghiệm
Bài học 2: Thử nghiệm trong sự cầu nguyện
Bài học 3: Thử nghiệm về của cải
Bài học 4: Thử nghiệm về trong sự cám dỗ
Bài học 5: Thử nghiệm về giá trị
Bài học 6: Thử nghiệm về đức tính (Nhu mì)
Bài học 7: Thử nghiệm về sự vâng lời
Bài học 8: Thử nghiệm về tôn giáo tinh sạch
Bài học 9: thử nghiệm về cách xử thế
Bài học 10: Thử nghiệm về người toàn hảo
Bài học 11: Thư nghiệm về đức tin
Bài học 12: Thử nghiệm về địa vị
Bài học 13: Thử nghiệm về cái lưỡi
Bài học 14: Thử nghiệm về khôn ngoan thật
Bài học 15: Thử nghiệm trong sự xung đột
Bài học 16: Thư nghiệm về lòng trung thành với Chúa
Bài học 17: Thư nghiệm về lòng khiêm nhường
Bài học 18: Thử nghiệm về sự chỉ trích
Bài học 19: Thử nghiệm về lòng phó thác
Bài học 20: Thử nghiệm về người giàu
Bài học 21: Thử nghiệm về lòng nhịn nhục
Bài học 22: Thử nghiệm về đặc tính của Cơ Đốc nhân thật
Bài học 23: Thử nghiệm về Hội Thánh thật
=========================================
Hãy truy cập Facebook của chúng mình nhé:
Facebook: Hiệu Sách Cơ Đốc – Fanpage: Sách Cơ Đốc I AM
Để xem những đầu sách Cơ Đốc khác, truy cập tại đây
Để tham khảo những mẫu quà tặng cơ đốc, truy cập tại đây